Tin tức dự án

Phải làm sao khi người thuê nhà không chịu trả nhà?

30 Tháng 12 Năm 2020 14:31

Ngày nay, xuất hiện nhiều trường hợp người thuê nhà không chịu trả lại nhà, khiến cho chủ nhà vô cùng đau đầu và không biết nên xử lý làm sao cho đúng với quy định của pháp luật. Hiểu được nỗi băn khoăn này, chúng tôi đã tìm hiểu và xin đưa ra một số cách giải quyết đối vấn đề này trong bài viết sau.

Thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương,....tập trung rất đông dân nhập cư. Bởi vậy, nhu cầu nhà ở cũng rất lớn. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để sở hữu nhà riêng. Lúc này, thị trường cho thuê nhà Hà Nội, hay cho thuê nhà nguyên căn Bình Dương,...được đà phát triển mạnh. Bởi rất nhiều người cần ổn định nhà ở thì mới yên tâm làm việc hay học tập. Tuy nhiên, pháo lý thuê nhà vẫn còn nhiều điều mà cả người thuê và cho thuê nhà đều chưa nắm rõ. Mong rằng bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về pháp lý của nhà cho thuê, về những điều khoản trong hợp đồng thuê nhà,....

Quy định của hợp đồng thuê nhà theo pháp luật

Theo đúng quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê nhà chính là một dạng của hợp đồng thuê tài sản. Đây là thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê nhà, trong đó có thời gian người thuê nhà phải trả lại nhà cho bên cho thuê sau khi đã hết hợp đồng. Nếu bạn muốn tiếp tục thuê nhà nữa, thì phải làm gia hạn hợp đồng thuê nhà.

Theo quy định tại Điều 121 của Luật Nhà ở 2014, hợp đồng thuê nhà sẽ được lập thành văn bản, do 02 bên thỏa thuận và không cần có nhân chứng. Nhưng nếu muốn đảm bảo quyền lợi bản thân, thì bạn nên công chứng bản hợp đồng này, để khi có tranh chấp xảy ra, thì dễ dàng xử lý hơn, tránh tình trạng gian lận.

hop-dong-thue-nha

Người cho thuê nhà được lấy lại nhà trong trường hợp nào?

- Hợp đồng thuê nhà hết hạn. Nếu trong hợp đồng thuê nhà không có thời gian kết thúc, thì thời hạn chấm dứt hợp đồng là sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê thông báo và bên thuê biết việc mình phải chấm dứt hợp đồng

- Người thuê nhà và người cho thuê nhà đồng ý chấm dứt hợp đồng

- Nhà cho thuê bị phá bỏ hoặc nhà không còn

- Người chủ cho thuê chết hoặc mất tích khi có thông báo từ tòa án

- Nhà để cho thuê có nguy cơ sập đổ hoặc là nhà thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, nhà bị hư hỏng nghiêm trọng, nhà thuộc diện bị Nhà nước trưng mua để sử dụng cho mục đích khác. Đối như thế, người cho thuê phải thông báo cho bên thuê nhà trước 30 ngày để tiến hành chấm dứt hợp đồng thuê nhà.

Như vậy, nếu thuộc các điều kiện nêu trên, thì người cho thuê nhà hoàn toàn có thể lấy lại nhà theo quy định của pháp luật

Cách giải quyết khi người thuê nhà không trả nhà

Để có thể giải quyết vấn đề này, người cho thuê nhà riêng, cho thuê chung cư,... nào đó hãy thông báo cho cơ quan chức năng (công an phường) để được họ hướng dẫn giải quyết. Bên cạnh đó, bạn nên biết rằng, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt tù từ 3 tháng -> 2 năm hoặc sẽ phạt tù không giam giữ  2 năm theo như mô tả tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nếu người thuê nhà không chịu trả lại nhà còn có thể phải bồi thường cả thiệt hại cho chủi nhà tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Nhưng để tránh xảy ra trường hợp kiện cáo mất thời gian và gây ảnh hưởng đến danh dự cho cả hai bên, thì khi hết hạn hợp đồng thuê nhà, tốt nhất người thuê hãy tìm chỗ thuê mới hoặc thương lượng gia hạn thêm hợp đồng.

thue-nha-nguyen-can

Thủ tục khởi kiện và bồi thường thiệt hại nếu người thuê không trả nhà

Khi chủ nhà đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng người thuê nhà vẫn không chịu trả nhà, thì chủ nhà có thể khởi kiện ra toà án. Đây là cách giải quyết tốt nhất. Thủ tục khởi kiện cũng khá đơn giản, bao gồm:

– Tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết vấn đề người thuê không chịu trả lại nhà, theo quy định điểm khoản 1 Điều 59 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

– Hồ sơ khởi kiện gồm có: Đơn khởi kiện, photo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, photo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, photo hợp đồng thuê nhà, một số giấy tờ liên quan, tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, tòa án tiến hành xem xét để quyết định xem có thể thụ lý đơn kiện này hay không. Nếu tòa án thụ lý giải quyết thì sẽ tiến hành phân công Thẩm Phán trực tiếp xét xử và đồng thời gửi văn bản thụ lý đến đôi bên tranh chấp.

Mong rằng, với những chia sẻ trên đây của Bannhadanang.net sẽ giúp bạn xử lý tốt hơn về vấn đề người thuê nhà không chịu trả nhà. Từ đó, giúp bạn nâng cao hiểu biết cũng như giúp bạn bảo vệ quyền lợi của bản thân.