Tin tức dự án

Điều kiện nào để người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam?

10 Tháng 09 Năm 2020 14:08

Hợp đồng thuê nhà, đặc biệt là những điều khoản về tiền cọc thuê nhà cần được 2 bên - là bên thuê nhà và bên cho thuê nhà thỏa thuận rõ ràng, để tránh sau này xảy ra tranh chấp.

Trong bài viết này, bannhadanang.net cũng xin gửi đến bạn đọc những lưu ý cần nhớ khi cho người nước ngoài thuê nhà. Người nước ngoài muốn thuê nhà tại Việt Nam cần thỏa mãn được những điều kiện như thế nào?

Tại sao phải đặt cọc khi thuê nhà?

Đặt cọc là việc bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc 01 khoản tiền hoặc là kim khí quý, đá quý hoặc là vật nào có giá trị khác, gọi chung là tài sản đặt cọc - trong một khoảng thời gian, để bảo đảm giao kết 2 bên hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp mà hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc sẽ được trừ để thực hiện cho nghĩa vụ trả tiền. Nếu như bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận cọc từ chối việc giao kết và thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã đặt cọc và một khoản tương đương với giá trị tài sản đã đặt cọc, trừ trường hợp nào có thỏa thuận khác.

D:\ThuPT\Desktop\chấm dứt hợp đồng thuê nhà.jpg

Tại sao phải làm hợp đồng đặt cọc khi thuê nhà?

Đối với trường hợp 2 bên có sự thỏa thuận và thống nhất chấm dứt hợp đồng thuê nhà, thì tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả theo đúng quy định. Các bên tự thỏa thuận về thời điểm hoàn trả tiền cọc cho nhau.

Nhưng nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước, thì bên đơn phương sẽ phải thông báo trước cho bên trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác; nếu như không thông báo mà gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường.

Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà?

Đối với bên thuê nhà

Theo quy định tại Điều 132 của Luật Nhà ở 2014, bên thuê nhà sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau:

- Không sửa nhà khi bị hư hỏng nặng.

- Tăng giá thuê nhà không hợp lý hoặc tăng giá mà không thông báo cho bên thuê biết.

- Khi quyền sử dụng nhà bị hạn chế vì lợi ích của một người thứ ba.

Đối với bên cho thuê nhà

Bên cho thuê nhà riêng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và thu hồi nhà khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Bên cho thuê thuộc sở hữu nhà nước, NOXH cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng khách thuê, không đúng với điều kiện theo quy định của Luật.

- Bên thuê không trả tiền thuê nhà theo đúng thỏa thuận, cũng không có lý do chính đáng.

- Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng với mục đích đã thoả thuận.

- Bên thuê tự ý đục phá dỡ, cơi nới nhà, cải tạo nhà đang thuê.

- Bên thuê chuyển đổi, cho thuê lại nhà khi không có sự đồng ý của chủ nhà.

- Bên thuê nhà làm mất trật tự, vệ sinh môi trường sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người xung quanh.

Pháp luật cũng không quy định về mức giá đặt cọc cụ thể, thường thì sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Bên thuê và cho thuê cần thỏa thuận rõ ràng về số tiền cọc và thời điểm cụ thể giao tiền cọc, lập biên bản giao nhận để tránh tranh chấp sau này.

Những lưu ý về pháp lý khi cho người nước ngoài thuê nhà?

D:\ThuPT\Desktop\cho người nước ngoài thuê nhà.jpg

Cho người nước ngoài thuê nhà phải đảm bảo mọi quy định và thủ tục 

Xuất phát từ nhu cầu nhà ở của người nước ngoài khi đến Việt Nam sinh sống và làm việc, phân khúc cho người nước ngoài thuê nhà cũng ngày càng phát triển sôi động và trở thành kênh đầu tư BĐS vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt phát triển ở các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội,… Tìm hiểu về thị trường nhà cho thuê trên địa bàn Tp.HCM, chúng tôi nhận thấy, ngoài sự sôi động của các giao dịch cho thuê nhà tại các quận trung tâm thành phố, bên cạnh đó thì khu vực ngoại thành như cho thuê nhà nguyên căn Nhà Bè, nhà cho thuê Phú Nhuận,…cũng có thanh khoản rất tốt. Tuy nhiên, để tránh rủi ro khó lường khi cho người nước ngoài thuê nhà, nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề về pháp lý sau đây:

Điều kiện nào cho người nước ngoài thuê nhà

Theo Điều 119 của Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện của người tham gia giao dịch nhà ở, việc cho người nước ngoài thuê nhà ở cần thỏa mãn được 2 điều kiện sau: 

- Thứ nhất, bên cho thuê nhà phải là chủ sở hữu hoặc phải là người được chủ sở hữu cho phép để thực hiện giao dịch theo như quy định của pháp luật. Nếu bên cho thuê nhà là cá nhân, họ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để có thể thực hiện giao dịch về nhà cho thuê theo pháp luật dân sự. Nếu nhà là tổ chức, phải có tư cách pháp nhân, trừ việc tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

- Thứ hai, bên thuê nhà là cá nhân nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để có thể thực hiện giao dịch về nhà ở theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, khách thuê thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam và không bắt buộc đăng ký tạm trú - đăng ký thường trú ở nơi có nhà được giao dịch.

Điều kiện với nhà cho thuê

Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 118 của Luật nhà ở năm 2014 quy định về việc nhà cho thuê phải đáp ứng điều kiện như: Có giấy chứng nhận về quyền sở hữu; không thuộc diện đang xảy ra tranh chấp, bảo đảm chất lượng nhà ở, an toàn cho bên thuê, có đầy đủ về điện, nước, bảo đảm vệ sinh môi trường sống.

Bên cạnh đó, mức sống và thu nhập khá cao, người nước ngoài thường sẽ chọn thuê căn hộ chung cư cao cấp, thuê nhà nguyên căn với đầy đủ nội thất. Những khu vực tập trung đông đảo người nước ngoài sinh sống thường là nơi tập trung trụ sở công ty liên doanh, các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi vậy, việc cho thuê căn hộ tốt, tổ hợp tiện ích khép kín, hoặc thiết kế ngôi nhà tiện nghi, ấn tượng đầu tiên sẽ giúp căn hộ hoặc ngôi nhà của người cho thuê sáng giá hơn.

Quy trình và thủ tục cho thuê nhà

Nếu người trong nước thuê căn hộ từ 5 phòng trở xuống, chủ nhà chỉ báo đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa phương, thì chủ nhà không cần đăng ký kinh doanh. Nhưng nếu người nước ngoài thuê nhà, dù chỉ 1 - 2 phòng, thì vẫn phải làm các thủ tục để đăng ký kinh doanh. Theo đó, bạn cũng phải lên UBND nơi đó để đăng ký, khi đăng ký phải mang theo giấy tờ để chứng minh chủ sở hữu nhà cho thuê đó và giấy CMND.

Tiếp theo, bạn sẽ phải nộp thuế môn bài và làm kê khai mã số thuế để cho cơ quan thuế kiểm soát hoạt động kinh doanh đó của bạn. Khi 2 bên đồng thuận và tiến tới giao dịch, phải lập hợp đồng thuê nhà, trong đó sẽ ghi rõ các nội dung về thông tin các bên, tình trạng căn nhà cho thuê, giá cho thuê, phương thức thanh toán, cam kết của 2 bên…

Sau khi ký hợp đồng cho thuê nhà, chủ nhà làm thủ tục khai báo tạm trú cho khách thuê tại cơ quan Công an. Cuối cùng là việc nộp thuế thu nhập cá nhân để hoàn tất thủ tục cho khách nước ngoài thuê nhà.

Kinh nghiệm cho thuê nhà hạn chế rủi ro

Cũng như nhiều hoạt động cho thuê nhà khác, cho khách nước ngoài thuê nhà ở tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Để tránh thiệt hại không đáng có, bên cho thuê nên quy định rõ trong hợp đồng về mục đích sử dụng nhà, số lượng người thuê, biên bản bàn giao nhà thật chi tiết …

Đối với hợp đồng cho thuê nhà giá trị lớn, đòi hỏi về tính chặt chẽ pháp lý, hạn chế rủi ro càng cao trong khi các bên lại chỉ biết đến những thỏa thuận cơ bản. Vì thế, bạn có thể tham khảo luật sư hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nhà ở cho người nước ngoài thuê để tránh những thiệt hại đáng tiếc.