Tin tức dự án

Khu Nam Sài Gòn gồm những quận nào?

01 Tháng 07 Năm 2021 15:21

Trong những năm trở lại đây, khu Nam Sài Gòn có tốc độ phát triển rất nhanh, thị trường bất động sản trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các quận thuộc khu Nam Sài Gòn và tiềm năng phát triển của khu vực này.

Trong những năm trở lại đây, khu Nam Sài Gòn có tốc độ phát triển rất nhanh, thị trường bất động sản trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các quận thuộc khu Nam Sài Gòn và tiềm năng phát triển của khu vực này.

Bản đồ khu Nam Sài Gòn

Bản đồ khu Nam Sài Gòn

Khu Nam Sài Gòn gồm những quận nào?

Nam Sài Gòn gồm các quận sau: quận 7, quận 8, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè. Nam thành phố có tổng diện tích là 2975 ha theo bản đồ quy hoạch mới nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, quận 7 và khu đô thị cảng Hiệp Phước sẽ là trọng tâm khu đô thị phía Nam, chú trọng phát triển đến dịch vụ cảng gắn liền với các dịch vụ thương mại khác.

Trọng tâm phát triển của khu Nam Sài Gòn là lấy trục Nguyễn Văn Linh dài 17,8 km, lộ giới 120 m rộng 10 làn xe. Từ khu chế xuất Tân Thuận đến Quốc Lộ 1A đi miền Tây với hai ranh giới kéo dài là vị trí khá thuận lợi để làm đà phát triển cho khu vực. Dọc hai bên trục đường Nguyễn Văn Linh được xây dựng 21 phân khu chức năng.

Ở đây chủ yếu tiếp nhận nguồn điện từ nhà máy Hiệp Phước cùng nguồn điện quốc gia từ các trạm phân phối, nguồn nước được cấp từ hệ thống nước của thành phố đưa về và nguồn nước ngầm khai thác tại chỗ có độ sâu khoảng 200 m.

Khu vực này đáp ứng đủ các loại hình tiện ích của một khu đô thị hiện đại như trung tâm tài chính -  thương mại, công nghiệp sạch và dịch vụ. Đi kèm theo đó là sự phát triển của khoa học, văn hóa – giáo dục, y tế, vui chơi giải trí và các loại hình dân cư.

Khoảng cách và thời gian di chuyển từ giữa trung tâm thành phố đến các khu vực phát triển của Nam Sài Gòn đã được rút ngắn còn từ 5 – 7 km hay 5 – 10 phút khi các tuyến đường kết nối khu đô thị với trung tâm thành phố được hình thành.

Phía bắc của tuyến đường Nguyễn Văn Linh là dãy công viên gồm những cây xanh đậm nét văn hóa bao gồm công viên, làng đại học Nam Sài Gòn và khu thể dục – thể thao. Phía Nam đường Nguyễn Văn Linh là vành đai bảo vệ môi trường thiên nhiên. Dãy đô thị hiện đại, đồng bộ được triển khai tại trục xuyên tâm đường Nguyễn Văn Linh. Trung tâm thương mại, 2 Trung tâm lưu thông hàng hóa được hình thành phía tây nam khu đô thị. Ngoài ra, phía Bắc còn giáp với khu Chế xuất Tân Thuận là động lực thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa của cả vùng.

Mục tiêu phát triển của khu Nam Sài Gòn

Vì là một phần rất quan trọng trong chuỗi các đề án mở rộng – phát triển thành phố Hồ Chí Minh, khu Nam Sài Gòn có các mục tiêu quy hoạch sau:

  • Phát triển, xây dựng và mở rộng khu đô thị hướng ra biển Đông
  • Giải tỏa áp lực đè lên trung tâm thành phố, thực hiện chính sách giãn dân.
  • Nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa và kết nối cộng đồng, tiến hành tăng kết nối mạng lưới giao thông xuyên tâm thành phố, vành đai.
  • Tạo sự kết nối giữa các khu công nghiệp của các tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và các khu đô thị. Hình thành khu công nghiệp và chùm đô thị “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.
  • Các đề án như xây dựng khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Hiệp Phước, khu đô thị cảng Hiệp Phước, nhà máy điện Hiệp Phước cũng liên quan đến tổng thể quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn.

Về tình hình giao thông tại khu Nam Sài Gòn

Phải nhắc đến đầu tiên đó đó là cao tốc Bến Lức Long Thành – công trình giao thông trọng điểm. Dự án này kết nối vào tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương và điểm cuối ở đường Nguyễn Văn Tạo của huyện Nhà Bè, được xây dựng để làm giảm bớt áp lực giao thông tại khu vực phía nam, giúp các tỉnh miền Tây Nam Bộ kết nối với miền Đông mà khoog phải quá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, nhiều tuyến đường trọng điểm kết nối khu Nam với trung tâm thành phố có thể kể đến dự án cầu Thủ Khiêm 4 nối quận 2 với quận 7 được thành phố đầu tư xây dựng với mức đầu tư là 5 254 tỷ đồng, cây cầu dài khoảng 2,2 km. Dự án tiếp theo có mức đầu tư dự kiến khoảng 4 000 tỷ đồng là trục đường Bắc – Nam từ đường Nguyễn Văn Linh đến khu công nghiệp Hiệp Phước.

Về hệ thống hầm chui, không thể không kể đến cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ được khởi công với số vốn là 2 600 tỷ, hứa hẹn sẽ giúp giảm áp lực hạ tầng hiệu quả. Dự án sẽ được xây đảo tròn trung tâm với đường kính 60 m, 2 hầm chui cùng các nhánh trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua khu vực nút thắt giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, theo thiết kế dài khoảng 480 m.

Ngoài ra, còn có một số dự án khác như cầu Nguyễn Khoái nối dài từ quận 7 qua quận 4, cầu Phước Khánh nối khu Nam Sài Gòn với Nhơn Trạch của Đồng Nai. Ở huyện Nhà Bè có cầu Bình Khánh nối trực tiếp huyện với huyện Cần Giờ, thay thế phà Bình Khánh, đây là 1 trong 2 cây cầu dây văng có độ tĩnh không lớn nhất đất nước ta, là luồng hàng hải có khả năng cho tàu biển nặng từ 30 000 – 50 000 tấn hàng hóa lưu thông về thành phố Hồ Chí Minh.

Nổi bật là dự án tuyến metro số 4 kết nối quận 7, huyện Nhà Bè với những quận trung tâm có vốn đầu tư lên đến 97 000 tỷ, có tổng chiều dài 35,7 km, sẽ là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế vượt bậc cho khu Nam Sài Gòn.

Không những thế, khu vực còn đồng bộ nhiều tuyến đường để kết nối dễ dàng hơn với khu trung tâm. Ví dụ như đường Huỳnh Tấn Phát kết nối với tuyến đường chính Nguyễn Văn Linh được mở rộng lên đến 30 m. Để mở đường cho việc hình thành tuyến đường vành đai để kết nối toàn bộ khu Nam Sài Gòn với các khu vực tây, tây nam thành phố, cầu Bình Tiên đã được xây dựng. Khi tất cả các dự án này hoàn thành sẽ là điều kiện thuận lợi về giao thông cho các tuyến đường từ trung tâm thành phố đi huyện Nhà Bè, quận 7 và những địa bàn lân cận khác.

Chi tiết và sơ đồ quy hoạch tuyến metro số 4

Chi tiết và sơ đồ quy hoạch tuyến metro số 4

Tình hình thị trường bất động sản khu Nam Sài Gòn

Những dự án giao thông trọng điểm khi được hoàn thành chắc chắn sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây kéo theo những giá trị bất động sản cũng được nâng lên rất nhiều. Trong những năm tới, sức nóng của thị trường bất động sản nơi đây sẽ ngày càng tiếp tục mạnh hơn và không có dấu hiệu hạ xuống. Thị trường mới sẽ không còn tốc độ tăng trưởng nóng như hiện nay vì sẽ xác lập mặt bằng giá mới sau khi hệ thống giao thông được đồng bộ.

Bất động sản khu Nam Sài Gòn đang nóng lên hơn bao giờ hết

Bất động sản khu Nam Sài Gòn đang nóng lên hơn bao giờ hết

Thị trường bất động sản tại nơi đây cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi chính sách giãn dân, hướng đến cân đối lượng dân số phát triển, hạ tầng giao thông và cả nhu cầu ở của người dân. Những khu vực ít dân cư như huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè trở thành khu vực đầu tư khá mạnh mẽ trong thời gian trở lại đây. Nơi đây hiện đang thụ hưởng sự phát triển sẵn có của khu đô thị Phú Mỹ Hưng như các tiện ích ngoại khu, mảng xanh, nhiều tuyến đại lộ lớn và có nhiều dự án giao thông lớn kết nối khu trung tâm với toàn vùng.

Thực tế, thị trường bất động sản tại khu Nam Sài Gòn đang rất sôi động, những dự án bất động sản mới luôn thu hút được sự quan tâm từ khách hàng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm về khu Nam Sài Gòn – khu vực đầy tiềm năng này.